Cùng khám phá Mâm cỗ Tết truyền thống 3 miền Việt nam

mâm cỗ tết

Mâm cỗ Tết là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt Nam. Mâm cỗ Tết không chỉ là một bữa ăn đơn thuần mà còn mang ý nghĩa phong thủy, thể hiện mong ước một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Người miền Bắc được đánh giá là những người cầu kỳ, chi tiết, tuân thủ các nguyên tắc quan trọng trong nấu nướng cũng như sắp xếp mâm cỗ. Vậy nên chúng ta thường thấy những mâm cơm ngày Tết của họ rất đẹp mắt, hấp dẫn và có rất nhiều loại món ăn khác nhau.

Mâm cỗ của người miền Bắc vào dịp Tết tối thiểu cần có 4 bát, 4 đĩa. Điều này tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 hướng. Với những gia đình có điều kiện và thời gian thì có thể làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa…

Bốn bát gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa thịt gà luộc, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Một số gia đình có thể bày thêm đĩa thịt đông, món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh ở miền Bắc.

Ngoài ra, các gia đình cũng có thể bày lên mâm cỗ đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán. Thậm chí, nhiều gia đình giàu có xưa còn bày thêm bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.

Món tráng miệng gồm có: Mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho… Tuy là nhiều món nhưng mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ làm cho mâm cỗ Tết dẫu rất đa dạng nhưng lại hài hòa, đẹp mắt.

Tuỳ theo mỗi gia đình, chúng ta có thể chuẩn bị những món khác nhau. Tuy vậy, đối với mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu các món chính sau: bánh chưng, dưa hành, giò lụa, giò thủ, nem, nộm su hào, canh bóng bì, canh măng chân giò, miến nấu và một đĩa xào…

Tất cả các món ăn đều được chế biến lựa từ những nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt. Ví dụ, thịt gà dùng trong năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 Tết.

Thịt heo phải chọn được miếng thịt đầy đặn, có đủ nạc, đủ mỡ, dầy mình, vuông vắn. Đối với giò thì có thể chọn giò nạc hay giò thủ. Tuy nhiên, miếng giò phải chắc, thơm ngon. Giò được gói tròn, đều đặn.

mâm cỗ tết
Mâm cỗ Tết miền Bắc

Mâm cỗ Tết miền Trung

Miền Trung là nơi vốn có thời tiết khắc nghiệt nhất của cả nước. Đồng thời nơi đây hàng năm vào dịp Tết thì nhiệt độ vẫn cao hơn nhiều so với miền Bắc. Vậy nên sẽ có một số món ăn trong ngày Tết của miền Bắc sẽ không phù hợp với miền Trung. Bên cạnh đó, người miền Trung còn đưa vào mâm cỗ một số món ăn truyền thống rất được ưa thích tại một số tỉnh thành. Nhờ đó mà mâm cơm ngày Tết của họ sẽ trở nên độc đáo và tươm tất hơn.

Những món ăn truyền thống hay có mặt trong mâm cỗ Tết miền Trung gồm có: bánh tét, nem chua, thịt ngâm mắm, chả bò, dưa món (dưa góp), bánh tổ, thịt gà …

Mâm cỗ miền Trung ngày Tết thường sẽ được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. Khi nhìn vào trong cần phải đẹp mắt nhất có thể.

  • Các món ăn như thịt gà, chả bò sẽ được dùng dĩa to để bày trí. Không gian dư dùng để trang trí một ít hoa mai hoặc cà rốt hình hoa.
  • Các món như xôi, cơm sẽ dùng dĩa tròn, nem và các xào ăn kèm sẽ dùng đĩa vuông và canh thì dùng loại tô vừa, đừng quá to để tránh chiếm chỗ.
  • Với món bánh tổ bạn có thể cắt bánh và để cả lá gói bánh, để mâm cỗ trong đẹp mắt và truyền thống hơn.
mâm cỗ tết
Mâm cỗ Tết miền Trung

Mâm cỗ Tết miền Nam

Người miền Nam là những người có bản tính phóng khoáng, không ưa sự phức tạp, cầu kỳ giống như người miền Bắc. Bên cạnh đó, do có khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông cho nên những món ăn trong ngày Tết của người miền Nam sẽ mang đậm dấu nét nơi đây. Một số món ăn phổ biến có trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam có thể kể đến như:

– Bánh Tét

– Canh khổ qua nhồi thịt

– Dưa giá

– Gỏi gà xé phay

– Thịt gà luộc

– Thịt kho tàu

– Lạp xưởng

– Chả lụa

– Chả giò rán

– Nộm thập cẩm

– Xôi vò

mâm cỗ tết
Mâm cỗ Tết miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết theo phong cách hiện đại

Càng về sau thì đời sống nhân dân ta ngày càng tốt hơn, thế hệ giới trẻ hiện đại ngày nay sẽ tiếp bước thế hệ cũ, sắm sửa và chuẩn bị những mâm cỗ Tết theo phong tục tập quán địa phương. Tuy nhiên do được sinh ra và lớn lên vào thời kỳ hòa bình, phát triển thịnh vượng của đất nước, do đó lối suy nghĩ của những người trẻ tuổi hiện nay có phần khác biệt so với thế hệ bố mẹ trước kia.

Những món ăn bày biện trong mâm cơm ngày Tết vì thế mà không còn bị bó buộc bởi các món ăn truyền thống nữa mà sẽ có sự phá cách, thêm vào những món ăn độc đáo nhưng ngon miệng.

Ngoài các món ăn truyền thống như xôi, thịt gà, nem rán, giò lụa, canh măng,… một số món ăn sau đây cũng có thể được thêm vào mâm cỗ cúng ngày Tết của nhiều gia đình:

– Tôm chiên

– Thịt chân giò muối

– Dăm bông

– Xúc xích

– Giò thủ

– Gỏi cuốn

– Cá kho

– Súp hải sản

– Thịt bò cuốn lá lốt

– Salad

– Phở chiên

– Cua sốt cay

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở cả 3 miền

Mỗi vùng miền đất nước sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. Nhờ đó mà ý nghĩa của mỗi mâm cỗ trong ngày Tết cũng sẽ khác nhau. Nhưng tất cả cũng đều mang giá trị tốt đẹp, thể hiện đúng tinh thần ngày Tết của người dân Việt Nam.

1. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc

Với các món ăn có trong mâm cơm Tết truyền thống của người dân miền Bắc, mỗi món ăn sẽ mang lại giá trị khác nhau, cụ thể như sau:

 Bánh chưng: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Đồng thời thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

– Nem rán: Tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp giữa các thành viên gia đình.

– Thịt gà luộc: Tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng, cầu được ước thấy.

– Thịt đông: Tượng trưng cho sự gắn bó, hòa thuận.

– Giò lụa: Tượng trưng cho sự sang trọng, giàu sang, phú quý của gia đình.

– Xôi gấc: Tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi và thành công.

mâm cỗ tết
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc

2. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung

Một số món ăn nổi bật có trong mâm cỗ Tết truyền thống của người dân miền Trung sẽ mang lại giá trị ý nghĩa như:

– Bánh Tét: Tượng trưng cho sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ với con cái. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.

 Tôm chua: Tượng trưng cho sự hài hòa của vạn vật, của đất trời và của con người.

– Thịt heo ngâm nước mắm: Tượng trưng cho sự hoàn hảo, sung túc, thịnh vượng.

– Nem chua: Tượng trưng cho sự nhiệt tình, hiếu khách, tình người của con dân miền Trung.

mâm cỗ tết
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung

3. Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam

Những món ăn truyền thống của người miền Nam tuy đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ, phức tạp nhưng vẫn rất ngon miệng và truyền tải nhiều giá trị ý nghĩa tích cực:

– Bánh Tét: Tượng trưng cho sự no đủ, cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi trong năm mới.

– Canh khổ qua nhồi thịt: Tượng trưng cho những điều tốt đẹp sẽ tìm đến chúng ta, khi mà tất cả khổ đau rồi sẽ trôi qua.

 Thịt kho tàu: Tượng trưng cho sự đoàn viên, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

– Dưa giá/củ kiệu: Tượng trưng cho mong muốn được giàu sang, tài lộc, thịnh vượng cho năm mới.

mâm cỗ tết
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam
>