Sự thật về câu chuyện bức ảnh “Kền kền chờ đợi” đoạt giải Pulitzer năm 1994

kền kền chờ đợi

Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”, phản ảnh chân thực về sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan được xuất bản trên tờ New York Times ngày 26/3/1993 đã khiến cho toàn thế giới ám ảnh và gây ra một sự phẫn nộ lớn trong dư luận.

kền kền chờ đợi
“Kền kền chờ đợi” – bức ảnh đoạt giải thưởng gây ám ảnh về nạn đói ở Sudan.

Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc một đứa trẻ gầy gò ốm yếu gục đầu trên bãi cỏ cháy khô tiêu điều dường như không còn một chút sức lực nào cả.

Phía xa xa, một con kền kền đói khát đang chực chờ lao vào thưởng thức một khi đứa bé kia không thể chống chọi lại nổi với cơn đói nữa.

Nhiều người tức giận cho rằng tác giả của bức ảnh này, anh Kevin Carter, là một kẻ vô nhân đạo khi chỉ biết đứng giương ống kính lên mà chụp thay vì chạy đến để giúp đỡ em bé tội nghiệp.

Rất nhiều thư từ gửi đến New York Times, yêu cầu được biết về tình hình của đứa bé trong “Kền kền chờ đợi” ra sao nhưng đáng tiếc cả Kevin lẫn tòa soạn, không một ai có được câu trả lời mãi cho đến gần 2 thập kỷ sau.

kền kền chờ đợi
Tác giả Kevin Carter sau khi đoạt giải 3 tháng đã tự kết liễu cuộc đời.

Tháng 4 năm 1994, bức ảnh “Kền kền chờ đợi” của Kevin xuất sắc giành được giải thưởng nhiếp ảnh danh giá Pulitzer.

Cùng với ánh hào quang và sự nổi tiếng là áp lực nặng nề và sự tổn thương tâm lý không thể chữa khỏi trong khoảng thời gian Kevin đi tác nghiệp ở Nam Phi.

Chỉ 3 tháng sau đó, Kevin quyết định tự sát như một lối thoát cuối cùng, kết thúc chuỗi ngày đau khổ dằn vặt mà anh đã gồng mình chịu đựng bấy lâu nay.

“Kền kền chờ đợi” và nhóm phóng viên chiến trường

Kevin Carter sinh ra và lớn lên ở Nam Phi, nơi anh từng phải chứng kiến nạn phân biệt chủng tộc diễn ra như cơm bữa.

Mục đích khi trở thành phóng viên ảnh của Kevin chính là bởi anh cảm thấy mình cần phơi bày cho cả thế giới biết được sự thật về những điều kinh khủng mà người da màu đã phải chịu đựng trong nạn phân biệt chủng tộc cũng như hậu quả tàn khốc của những cuộc nội chiến giữa các nhóm dân tộc da đen như Xhosas, Zulus.

Xem thêm  33 Trường quốc tế tốt nhất ở Hồ Chí Minh
kền kền chờ đợi
Nhóm Bang Bang Club của Kevin và các bạn.

Kevin Carter cùng với vài người bạn khác tạo nên một nhóm phóng viên ảnh chuyên tác chiến tại các khu vực xảy ra bạo lực ác liệt nhất tại Nam Phi. Họ được báo chí địa phương gọi là nhóm Bang Bang Club.

Chỉ trong vòng một vài năm ngắn ngủi dấn thân vào con đường nguy hiểm, Kevin đã phải tận mắt chứng kiến những cảnh tượng kinh khủng nhất trong cuộc đời mình. Từ những vụ xung đột, giết người đẫm máu, những cái chết đau đớn, những vụ đọ súng gay cấn hay những màn tra tấn, trừng phạt, trả thù man rợ…

Cứ mỗi bức ảnh Kevin ghi lại cũng như một chiếc thòng lọng tội lỗi trói vào cổ khiến cho anh cảm thấy nghẹt thở và bất lực. Bản thân anh cũng chỉ biết dùng ống kính của mình tố cáo sự thật chứ không thể làm gì khác để can thiệp vào cuộc bạo lực kinh hoàng kia.

kền kền chờ đợi
Kevin tác nghiệp trong một trận xung đột, người đàn ông phía sau anh đang phải dùng nắp thùng rác như lá chắn.

Đến năm 1993, Kevin nhận nhiệm vụ đặc biệt đến Sudan, nơi nạn đói đang hoành hành và cũng chính là lúc anh chụp lại được bức ảnh kền kền định mệnh.

Kevin đã tác nghiệp ở Sudan như thế nào?

Có một điều mà những người chỉ trích Kevin không hề biết được rằng, khi tác nghiệp, anh bị bao quanh bởi hàng chục người lính vũ trang Sudan với súng ống đạn dược, họ theo dõi để chắc rằng Kevin không có bất cứ hành động nào can thiệp vào những việc xảy ra ở khu vực của họ.

kền kền chờ đợi
Thực tế Kevin không phải không muốn giúp đỡ đứa bé trong ảnh mà anh không thể giúp.

Bức ảnh đầu tiên mà Kevin ghi lại trong chuyến đi này đã chứng minh rằng cho dù Kevin có muốn ra tay giúp đỡ cô bé đáng thương thì những người lính cũng không cho phép điều đó xảy ra.

Sau khi nhận quá nhiều cuộc gọi và thư từ gửi về để hỏi về tình trạng của bé gái Sudan, tòa soạn The New York Times quyết định đăng tải một thông báo cho biết: “Phóng viên ảnh nói rằng sau khi con kền kền bị đuổi đi, cô bé đã phục hồi được một chút sức lực để tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Tuy nhiên chúng tôi không rõ cô bé có thật sự đến được trung tâm cứu trợ hay không”.

kền kền chờ đợi
Nhiều người lính vũ trang luôn theo sát Kevin trên hành trình tác nghiệp.

Rất nhiều người trong chúng ta sẽ không thể hiểu được những gì mà Kevin hay những đồng nghiệp trong Bang Bang Club đã trải qua trong lúc làm nhiệm vụ tại một nơi đen tối như thế.

Nỗi ám ảnh tội lỗi, chuỗi thời gian trầm cảm

Sự thật là để đối phó với sự khắc nghiệt khủng khiếp đó, Kevin đã phải tìm đến cocaine và các loại ma túy khác để xoa dịu tinh thần của mình.

Xem thêm  Ngày quốc gia Mario 10 tháng 3 là gì?

Kevin cũng thường tâm sự với bạn mình là Judith Matloff, một phóng viên chiến tranh rằng anh mang mặc cảm tội lỗi đầy mình khi chỉ có thể chụp ảnh trong khi người khác thì bị giết. Và rồi những áp lực không thể giải thoát đã đẩy Kevin ngày càng lún sâu vào căn bệnh trầm cảm.

kền kền chờ đợi
Những điều tồi tệ mà hàng ngày Kevin phải chứng kiến khiến cho anh mang một sự ám ảnh nặng nề.

Bức ảnh “Kền kền chờ đợi” và giải thưởng Pulitzer không giết chết Kevin nhưng những sự việc xảy ra tiếp theo đó chính là giọt nước làm tràn ly, đẩy Kevin vào góc chết cuối cùng.

Ken Oosterbroek, bạn thân của Kevin và cũng là thành viên Bang Bang Club bị bắn chết khi đang tác nghiệp.

Đáng lẽ ra Kevin cũng có mặt vào chuyến đi ngày hôm đó nếu như anh không nhận lời phỏng vấn về giải thưởng Pulitzer. Kevin đau đớn cho rằng người phải chết có khi là anh chứ không phải là Ken.

kền kền chờ đợi
Trong cùng tháng đó, Nelson Mandela trở thành tổng thống Nam Phi.

Cuộc nội chiến kết thúc cũng đồng nghĩa với việc cuộc đời Kevin giờ đây không còn mục tiêu nào nữa, làm sao anh có thể tiếp tục xứng đáng với giải thưởng danh giá mà mình đã đạt được?

Chuyện tình cảm của Kevin và người bạn gái lâu năm đã đi đến hồi kết càng làm cho anh trở nên lạc lối.

Thời gian ngắn sau, Kevin lại mắc phải một sai lầm lớn khi để quên toàn bộ 16 cuộn phim anh chụp tại Mozambique cho tạp chí Time trên máy bay. Sự việc trở thành đỉnh điểm đưa Kevin đến quyết định tự sát.

Chưa đến một tuần sau, cảnh sát phát hiện Kevin đã chết vì ngộ độc khí carbon monoxide trong xe hơi. Người phóng viên ảnh tâm huyết và tận tụy với nghề ra đi ở độ tuổi 33, để lại một bức thư tuyệt mệnh cầu xin sự tha thứ.

Xin lỗi và mong được tha thứ

kền kền chờ đợi
Trong lòng Kevin luôn mang một sự dằn vặt lớn khi anh chỉ đứng chụp ảnh trong khi những người khác thì bị giết.

“Tôi thật sự, thật sự xin lỗi. Nỗi đau trong cuộc sống này đã đè nén đến mức niềm vui chẳng còn tồn tại… chán nản… không có điện thoại… không có tiền thuê nhà… không có tiền chăm sóc cho con… không có tiền trả nợ… tiền!!!

Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động đến mức đáng sợ về giết chóc, những thi thể, sự giận dữ và nỗi đau của những đứa bé bị chết đói hay bị thương, bởi những kẻ điên loạn, những tên giết người…

Tôi đã đi đoàn tụ với Ken rồi, nếu như tôi đủ may mắn”.

kền kền chờ đợi
Bố của Kong Nyong – nhân vật chính của bức ảnh “Kền kền chờ đợi” nổi tiếng cho biết cậu bé đã sống sót qua nạn đói nhưng đã chết vì căn bệnh sốt rét 14 năm sau đó

Năm 2011, phóng viên Alberto Rojas đến từ Tây Ban Nha đã tìm gặp Arenzana, một nhiếp ảnh gia cũng có mặt ở Sudan vào năm 1993.

Xem thêm  Sao hạn 2024 cho 12 con giáp và cách giải hạn hiệu quả

Người này từng chụp một bức ảnh giống Kevin nhưng ở một góc nhìn khác, và từ đó có thể nhìn thấy ở rất gần đó còn có trung tâm chăm sóc, nhân viên y tế và bố của đứa trẻ.

Alberto cũng đã gặp trực tiếp bố của đứa bé trong bức ảnh, thực ra đó là một cậu bé tên Kong Nyong. Người bố cho hay, con trai ông đã sống sót được qua nạn đói nhưng đã chết vào năm 2007 vì bị sốt rét.

Alberto cũng nói thêm rằng khi bức ảnh được chụp, gia đình em bé đang xếp hàng để lấy lương thực cứu hộ gần đó.

Tóm tắt cuộc đời Kevin Carter – nhiếp ảnh gia tài hoa đoạt giải Pulitzer có số phận bi kịch.

Sự nghiệp chói sáng:

  • Carter sinh ra và lớn lên tại Nam Phi, nơi anh chứng kiến ​​nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực.
  • Anh bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh gia bằng việc ghi lại những hình ảnh về cuộc đấu tranh chống lại chế độ apartheid.
  • Năm 1993, Carter đến Sudan để ghi lại nạn đói hoành hành.
  • Tại đây, anh chụp bức ảnh “Kền kền chờ đợi” – hình ảnh ám ảnh cả thế giới và mang về cho anh giải thưởng Pulitzer danh giá.

Bức ảnh gây tranh cãi:

  • Bức ảnh khắc họa một bé gái gầy gò, kiệt sức nằm trên mặt đất, bên cạnh con kền kền đang rình rập.
  • Nhiều người chỉ trích Carter vì không giúp đỡ đứa trẻ, cho rằng anh đã đặt giải thưởng lên trên mạng sống của bé.
  • Carter giải thích rằng anh không được phép can thiệp bởi lính canh vũ trang.

Nỗi ám ảnh và bi kịch:

  • Bức ảnh và những trải nghiệm ở Sudan đã ám ảnh Carter, khiến anh mắc chứng PTSD.
  • Anh vật lộn với chứng trầm cảm và nghiện ngập.
  • Năm 1994, Carter tự tử ở tuổi 33.

Di sản:

  • Bức ảnh “Kền kền chờ đợi” (chú kền kền và đứa trẻ sắp chết) vẫn là một trong những hình ảnh mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhiếp ảnh.
  • Bức ảnh đặt ra những câu hỏi quan trọng về đạo đức báo chí, trách nhiệm của nhiếp ảnh gia và tác động của những hình ảnh bi thương.
  • Cái chết của Carter là lời nhắc nhở về những hy sinh mà các nhiếp ảnh gia phải đối mặt để ghi lại những sự thật khó khăn của thế giới.

(Nguồn: Time, The Guardian, Elmundo, Tri thức trẻ)